Volume Profile là một công cụ phân tích thị trường quan trọng mà bất kỳ một trader mới cũng nên tìm hiểu. Nó hiển thị độ dày khối lượng giao dịch tại từng mức giá được quan tâm, giúp xác định các mức giá quan trọng. Đồng thời Volume Profile cung cấp các thông tin về hỗ trợ, kháng cự và phân phối giá, từ đó giúp nhà giao dịch tìm ra cơ hội giao dịch và dự đoán xu hướng giá. Nó có thể áp dụng trên nhiều thị trường và khung thời gian khác nhau. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà phân tích kỹ thuật từ chuyên nghiệp đến bán chuyên.
1. Volume Profile là gì? giới thiệu nguyên lý
Volume Profile (Hồ sơ khối lượng giao dịch) là một công cụ phân tích khối lượng theo giá. Chỉ báo sẽ cung cấp cho chúng ta khối lượng giao dịch ở một khung thời gian nhất định với khối lượng mua và bán như thế nào? mức độ giao dịch, khối lượng giao dịch nhỏ hay lớn ở các mức giá, để từ đó có thể dự đoán được các mức hỗ trợ & kháng cự, điểm mua vào và bán ra và cuối cùng là khu vực giá mà được phần đông nhà giao dịch tập trung.
Volume profile (VP) là một cụ được phát triển lên một tầm cao để bổ sung những thiếu soát nhằm hoàn thiện phương pháp giao dịch VPA (Volume At Price). Với VPA thì chủ yếu phân tích khối lượng giao dịch (Volume) theo dạng cột và nó chỉ cho thấy đúng 1 thanh khối lượng, chúng ta sẽ không biết bên trong thanh khối lượng đó diễn biến giao dịch ra sau, mua thế nào, bán thế nào với khối lượng bên ra sao.
Để nhà giao dịch thấu hiểu hơn về khối lượng giao dịch VP sẽ bóc tách những thanh khối lượng đơn thuần để cung cấp một góc nhìn sâu sắc hơn về mức độ tập trung của đám đông tại vùng mua và vùng bán khối lượng từng bên từ đó có tỷ lệ rõ ràng để chúng ta có thể nhận định vùng giao dịch.
Nắm rõ VP sẽ giúp bạn hiểu hơn về ĐỘNG LƯỢNG từ đó giúp chúng ta dễ dàng kết hợp với các mô hình giao dịch để đưa ra những nhận định chuẩn xác và giao dịch một cách thông minh và hiệu quả.
2. Các mô hình quan trọng của Volume Profile
- POC (Point of control): Điểm kiểm soát, tức là nơi giá có khối lượng giao dịch nhiều nhất.
- Value area (Balance): Vùng giá trị là vùng mà tổng khối lượng giao dịch chiếm một phần trăm nhất định của tổng khối lượng giao dịch được thống kê trong một khoảng thời gian nhất định. Giá trị mặc định của value area volume là 70%. Có nghĩa là vùng giá trị sẽ bao gồm 70% khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian được chọn
D-Profile
Đây là dạng phổ biến biến nhất, nó xuất hiện khi thị trường cân bằng (Balance) giá sideway. Điều này thể hiện sự cân bằng tạm thời khi cả người mua và người bán chưa có những quyết định giao dịch rõ ràng. D-Profile thể hiện dấu hiệu thị trường đang được tích luỹ.
Ta cần quân tâm đến vùng đỉnh, vùng đáy và vùng POC. Các khu vực này sẽ là vùng kháng cự, hỗ trợ và vùng được giao dịch nhiều nhất.
P-Profile
P-Profile xuất hiện khi phe mua mạnh và phe bán đang yếu thế, có thể dẫn đến một xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai.
Ở mô hình này ta cần quan tâm đến POC và cụm khối lượng giao dịch phía dưới của chữ P. Với mô hình này khi giá xuống các cụm khối lượng giao dịch nhỏ phía dưới có thể là nơi mà người mua sẽ mua và POC là nơi cũng cố vị thế hoặc nơi thoát lệnh.
b-Profile
Đây là mô hình ngược lại với mô hình P. Nó được hình thành khi phe bán mạnh hơn phe mua. Và dẫn đến một xu hướng giảm giá được hình thành trong tương lai.
Ở đây ta cần quan tâm đến các cụm khối lượng nhỏ phí trên chữ b, và POC có thể là nơi được giao dịch nhiều nhất. Với mô hình này thì khi giá tăng đến các cụm khối lượng phía trên thì có thể canh bán xuống.
3. 5 lý thuyết mô hình về Volume profile
Các quy tắc và tiêu chí tham khảo để quyết định khi nào nên giao dịch.
Lý thuyết 1: Khi giá từ ngoài đi vào vùng Balance thì giá có xu hướng test cạnh trong của vùng Balance và di chuyển xuống
Lý thuyết 2: Khi giá trong vùng Balance, giá sẽ thường test các cạnh trong của vùng và đi trong vùng Balance
Lý thuyết 3: Khi giá trong vùng Balance và đi ra ngoài vùng Balance thì có xu hướng test lại cạnh dưới của vùng balance trước khi di chuyển xuống
Lý thuyết 4: Khi giá đi vào vùng Balance có xu hướng test POC và có xu hướng bật lên, hoặc bật xuống tuỳ theo xu hướng
Lý thuyết 5: Khi giá trong Balance di chuyển ở cạnh trên hoặc cạnh dưới vùng Balance nhiều lần thì nó có xu hướng breakout ra khỏi vùng Balance
4. Chiến thuật giao dịch cùng Volume Profile
Hiện tại trong ứng dụng thực chiến giao dịch thì có 2 loại Volume Profile chính là:
- Volume Profile Fixed Range: Sử dụng tuỳ chỉnh linh hoạt, chọn vào vùng, khung thời gian hoặc một trend mà ta muốn theo dõi khối lượng trong một xu hướng để xác định đâu là vùng được giao dịch nhiều nhất. (Phù hợp theo dõi xu hướng ngắn hạn)
- Volume Profile Visible Range: Sử dụng là tổng hợp tất cả các nên trên biểu đồ, nó sẽ co giãn tuỳ theo số lượng bạn muốn xem khối lượng giao dịch. (Phù hợp theo dõi xu hướng dài hạn)
Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn giao dịch theo 3 chiến lược cơ bản dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu về Volume Profile. Khi đã quen thuộc các chiến lược bạn có thể tuỳ chỉnh theo ý thích riêng.
Tất cả các giao dịch thực chiến đều được giao dịch trên sàn Binance, hiện tại sàn Binance đã hỗ trợ tín hiệu Volume Profile, rất thuận tiện cho các trader mới giao dịch.
Chiến lược 1: Thiết lập khối lượng tích luỹ
Vùng tích luỹ là vùng hành động giá đi ngang, lên và xuống trong một vùng nhất định trong một khoản thời gian trước khi có những lệnh mua đột biến nhằm hướng giá theo hướng mong muốn.
- Bước 1: Tìm vùng tích luỹ
- Bước 2: Dùng VP để vẽ vùng tích luỹ và POC
- Bước 3: Xác định điểm đặt lệnh và mục tiêu giá (luôn đặt stop-loss)
Phân tích: Sau khi tìm thấy một vùng tích luỹ, tiếp tục dùng Volume Profile xác định được POC cho vùng tích luỹ như trên hình. Có 3 điểm vào lệnh
- Điểm 1: Nếu giá phá lên thành công thì điểm vào lệnh là cạnh trên vùng balance (value) là hợp lý, trong trường hợp này điểm 1 thất bại
- Điểm 2: Nếu giá phá xuống thành công thì vào lệnh ở điểm cạnh dưới vùng balance là hợp lý và trong trường hợp này điểm vào lệnh 2 khá tốt
- Điểm 3: Đây là điểm vào dành cho các nhà giao dịch đã bỏ lỡ điểm vào 1,2 cũng như cần một điểm vào chắc chắn hơn. Với trường hợp này thì khi giá thoát khỏi vùng balance và có cơ hội quay lại vùng balance test lại lần nữa, và giá tiếp tục bị đẩy xuống vì những người đã giữ vị thế bán tiếp tục cũng cố vị thế của mình cho mục tiêu xa hơn.
Chiến lược 2: Thiết lập xu hướng
Giao dịch khi thị trường có xu hướng sẽ dễ dàng hơn vì lúc đó một trong các bên sẽ thực hiện các giao dịch một cách mạnh mẽ so với bên còn lại. Trong giai đoạn xu hướng tăng hoặc giảm thì có ít các vùng tích luỹ dài, chủ yếu là các cùng tạm dừng, ở đó sẽ xuất hiện các cụm khối lượng giao dịch, đây chính là điểm mấu chốt giúp ta có thể giao dịch.
- Bước 1: Tìm trend tăng hoặc giảm
- Bước 2: Dùng VP cho toàn bộ trend
- Bước 3: Xác định các cụm khối lượng
- Bước 4: Đặt lệnh và xác định mục tiêu giá (luôn đặt stop-loss)
Phân tích: Sau khi xác định được xu hướng thì ta dùng VP xác định khối lượng của xu hướng, ở đây ta sẽ có các điểm vào lệnh như sau:
- Các điểm 1: Đây là các điểm vào lệnh bán ở cạnh vùng balance, tuy nhiên việc vào xác định trong thời điểm đó khá khó cần thêm nhiều yếu tố khác để xác định xu hương giảm tiếp tục thì ta sẽ vào lệnh bán.
- Các điểm 2: Đây là các điểm chưa diễn ra mà chúng ta sẽ bán khi giá quay lại các vùng này vì nó là nơi mà người bán sẽ tiếp tục nhập vào vị thế để tiếp tục đưa giá xuống thấp, nơi mà họ đã từng kiểm soát.
Lưu ý ở chiến lược giao dịch này chúng ta cần lưu ý đến các mức hỗ trợ và kháng cự, nếu giá vượt qua giá kháng cự hỗ trợ thì nó sẽ đối ngược lại, chính vì vậy cần xác định rõ xu hướng chính chúng ta đang giao dịch.
Chiến lược 3: Thiết lập từ chối
Đây được xem là chiến lược giao dịch khó nhất vì rất khó xác định được lúc nào giá sẽ thật sự bị từ chối mạnh, ở nơi mà có sự giao dịch mạnh và khối lượng lớn. Để tìm được nơi mà có sự giao dịch từ chối mạnh như một cơ hội ngẫu nhiên.
- Bước 1: Tìm điểm có sự từ chối giá mạnh
- Bước 2: Dùng VP xác định khối lượng trong khoản giá
- Bước 3: Đặt lệnh và xác định mục tiêu (giá luôn đặt stop-loss)
Phân tích: Nhìn vào biểu đồ trên bạn có thể hình dung được một sự từ chối mạnh và đảo chiều xu hướng. Việc giá bị từ chối mạnh có thể có thể bị bỏ qua bởi các yếu tố khác bởi tính chất diễn ra khá bất ngờ và đột ngột. Thường các cây nên xảy ra như vậy liên quan đến các tin tức thị trường có ảnh hưởng lớn đến thị trường chung hoặc tính chất của một yếu tố nào có ảnh hưởng trực tiếp đến giá.
Chúng ta có thể thấy khi giá được phục hồi về giá gần POC và vùng Balance thì bên bán tiếp tục cũng cố vị thế bán để đẩy giá xuống.
- Điểm bán: ở điểm 1 và điểm 2 thì đều cho thấy giá bị tác động khi chạm vùng balance và POC
Theo đánh giá riêng thì với chiến lược này thực tế nhìn vào thì khá dễ nhưng khi giao dịch thật sự thì rất khó đoán, chính vì vậy tốt nhất chúng ta nên bỏ qua chiến lược này, chủ yếu để tham khảo là chính.
5. Ưu nhược điểm
6. Tài liệu tham khảo
Với đề tài giao dịch theo khối lượng và xác định giá tại khối lượng thì chúng ta có vài cuốn sách khá hay nói về chủ đề này mà đọc giả có thể tham khảo thêm:
- Phương pháp VPA – Kỹ thuật nhận diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch
- COMBO 2 cuốn Volume Profile & Order Flow Gốc nhìn từ người trong cuộc
Comments (No)