Hỗ trợ và kháng cự là hai khái niệm quan trọng được sử dụng để đánh giá xu hướng giá cả và xác định điểm mua và bán trong thị trường Crypto. Đối với người mới bắt đầu, việc hiểu rõ hỗ trợ và kháng cự là gì và cách sử dụng chúng có thể rất hữu ích.
Hỗ trợ và kháng cự thường được sử dụng cùng nhau để xác định các mức giá quan trọng trong biểu đồ. Khi giá tiếp cận vùng hỗ trợ, người giao dịch có thể xem đó là cơ hội mua vào. Ngược lại, khi giá tiếp cận vùng kháng cự, nhiều người đầu tư có thể xem đó là cơ hội bán ra. Sự kết hợp của hỗ trợ và kháng cự có thể giúp người giao dịch phân tích và đánh giá hành vi giá cả để từ đó tìm kiếm lợi nhuận cũng như bảo vệ được tài sản an toàn.
Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Kháng cự (Resistance):
Là một vùng giá mà ở đó bên bán giao dịch mạnh với khối lượng lớn đủ tạo ra một áp lực để ngắt mạch đẩy giá lên của bên mua, mức kháng cự có thể giúp giá tạm thời dừng lại hoặc cũng có thể quay đầu và đảo chiều xu hướng tăng trước đó.
Hỗ trợ (Support):
Là một vùng mức giá mà ở đó bên mua giao dịch mạnh với khối lượng lớn đủ tạo ra một áp lực để ngắt mạch đẩy giá xuống của bên bán, mức hỗ trợ có thể giúp giá tạm thời dừng lại hoặc cũng có thể giúp giá bất lên và đảo chiều xu hướng giảm trước đó.
Đặc trưng
- Kháng cự và hỗ trợ có tính chất thay thế cho nhau, sau những lần giá xuyên thủng vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, mỗi lần giá xuyên thủng sẽ đảo tính chất
- Các vùng hỗ trợ và kháng cự càng dài thì vùng đó có giá trị càng lớn (Tính theo thời gian)
- Các vùng hỗ trợ và kháng cự là các vùng được tìm thấy rất dễ dàng (Ai cũng có thể nhìn thấy được)
- Các vùng giá hỗ trợ và kháng cự này không phải là mức bất di bất dịch, có sai số nhất định
- khối lượng giao dịch ở các vùng giá hỗ trợ và kháng cự lớn tức sự quan tâm đến vùng giá này cực cao
- Chiều cao tức vùng hỗ trợ kháng cự càng lớn thì nó càng mạnh 1% nhỏ, 3% là trung bình và 7% là lớn (so với giá)
Mục đích
- Xác định các khu vực giá quan trọng từ đó ra quyết định nên mua hay nên bán
- xác định được khu vực tìm năng để có thể chốt lời hoặc cắt lỗ
- Xác định vùng đảo chiều xu hướng giúp biết được xu hướng sẽ đảo chiều hay tiếp diễn
- Hỗ trợ cho người giao dịch có thể quản lý rủi ro khi giao dịch
Tâm lý tại các vùng hỗ trợ và kháng cự
Tại vùng hỗ trợ: Khi giá tiến lại gần mức hỗ trợ, nhà giao dịch có thể trở nên lạc quan và tự tin hơn. Đến khi giá tiếp cận vùng hỗ trợ thật sự, lực mua có thể tăng lên do đã có một lượng người mua chờ ở đó, và một lượng người mua gia nhập tức thời từ đó tạo hiệu ứng đám đông tích cực cho vùng hỗ trợ này, dẫn đến giá có thể đảo chiều hoặc giúp cho giá dừng lại trước áp lực bán lớn, lúc này này áp lực mua tại vùng này đã cao hơn so với bên bán (Cầu > Cung )
Tại vùng kháng cự: Khi giá tiến lại gần mức kháng cự, nhà giao dịch có thể trở nên bi quan và lo lắng hơn. Đến khi giá tiếp cận vùng này thật sự thì có một xu hướng bán ra của người mua trước đó chốt lời và một lượng người bán khống tại điểm này, tạo thành một hiệu ứng đám đông tiêu cực và hiệu ứng áp lực kép nếu bên bán áp lực mạnh có thể làm giá đảo chiều. (Cung > Cầu)
Từ đó có thấy nhìn thấy xu hướng mua hàng giá rẻ ở vùng hỗ trợ và bán hàng giá cao ở vùng kháng cự. Đối với quá trình tạm dừng tại các vùng có thể là thời gian chờ đợi xác nhận giữa các bên đánh giá tổng quan thị trường để xem thị bên nào thắng thế. Và cũng chính từ các bên tham gia giao dịch mua và bán đã hình thành các vùng hỗ trợ và kháng cự vô hình trong tương lai, nơi tập trung dày đặc bên mua và bán, nơi tâm lý đầy sáo trộn, nơi chứa cả bên yếu thế và bên chiếm thế thượng phong.
Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Đối với phân tích kỹ thuật thì có vô vàng cách để xác định vùng giá hỗ trợ và kháng cự, ở đây chúng ta sẽ bàn đến một vài cách xác định cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất.
Và các cách này trọng tâm chính là giới thiệu căn bản, tạo tiền đề cho các mức nâng cao và chuyên sâu hơn. Lúc đó sẽ có những bài viết riêng về từng phần kết hợp với phương pháp kèm theo.
Cách tìm vùng hỗ trợ và kháng cự với Nến Nhật
Trước tiên cần xác định các mô hình nến Pinbar, Hammer (Búa), Bullish engulfing (Nhấn chìm tăng), Piercing line (Xuyên thấu), Morning star (sao mai), Shooting star (sao băng), Bearish engulfing (nhấn chìm giảm), Dark cloud cover (mây đen che phủ), Evening star (sao hôm).
Đặc biệt chúng ta nên tìm kiếm các mẫu nến pinbar có thân nhỏ và bóng nên trên hoặc bóng nến dưới dài vì các mẫu hình này thể hiện mạnh mẽ vùng hỗ trợ và kháng cự khá tốt.
Xác định hỗ trợ:
Để xác định vùng hỗ trợ thì chúng ta sẽ quan tâm đến các mô hình nến sau: Pinbar, Hammer, Bullish engulfing, Piercing line,Morning star đây là các mẫu hình nến thường xuyên xuất hiện ở các vùng hỗ trợ. Các nhiều nến cùng loại xuất hiện ở vùng chúng ta đang xem hoặc giá đang hoạt động thì rất có thể đây là vùng giá được hỗ trợ tiềm năng và có khả năng đảo chiều.
Xác định kháng cự:
Ngược lại với kháng cự thì chúng ta sẽ quan tâm đến các mô hình nến sau:Shooting star, Bearish engulfing, Dark cloud cover, Evening star đây là các mẫu hình nến sẽ thường xuyên xuất hiện ở các vùng giá kháng cự. Các mô hình này thể hiện sự kháng cự giá tiềm năng có khả năng đảo chiều.
Để hiểu hơn tại sao các loại nến lại xuất hiện ở các vị trí hỗ trợ và kháng cự thì chúng ta cần phải tìm hiểu về hành vi tâm lý tạo ra nến, cách hoạt động bên trong của một cây nến Nhật.
Cách tìm vùng hỗ trợ và kháng cự với sóng Elliott
Nhận biết các sóng Elliott cơ bản: Một cấu trúc sóng gồm 5 sóng chính 1,2,3,4,5, trong đó 2,4 là 2 sóng điều chỉnh
Xác định hỗ trợ:
Trong 5 sóng thì sóng 2,4 là sóng điều chỉnh và từ 2 cơn sóng này chúng ta có thể tìm ra các mức hỗ trợ (hay vùng hỗ trợ) cơ bản.
Xác định kháng cự:
Vùng kháng cự chúng ta có thể nhìn vào đỉnh của cơn sóng số 3, và cơn sóng số 5
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các mô hình sóng tam giác, chéo, nửa đường, hoặc sóng kép có thể giúp xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Nội dung này sẽ dành cho các bài chuyên sâu hơn về sóng Elliott.
Cách tìm vùng hỗ trợ và kháng cự với Fibonanci
Nhận biết Fibonacci Retracement (hồi quy): Vẽ một Fibonacci hồi quy từ đỉnh đến đáy (trường hợp xu hướng tăng) hoặc từ đáy đến đỉnh ( trường hợp xu hướng giảm) của đường xu hướng chính. Mức Fibonacci gồm các mức phần trăm quan trọng như (0.236) 23.6%, (0.382) 38.2%, (0.5) 50%, (0.618) 61.8% và (0.768) 78.6%. Các mức Fibonacci này đại diện cho các mức giá mà có thể xảy ra sự điều chỉnh.
Xác định nhận hỗ trợ và kháng cự chung:
- Vùng hỗ trợ có thể xác định bằng cách quan sát xem giá có xu hướng phản ứng tích cực từ các mức Fibonacci Retracement như 38.2%, 50% hoặc 61.8% hay không.
- Vùng kháng cự có thể xác định bằng cách quan sát xem giá có xu hướng gặp khó khăn khi vượt qua các mức Fibonacci Retracement như 38.2%, 50% hoặc 61.8% hay không.
Ngoài ra Fibonacci hồi quy thì còn có Fibonacci mở rộng (Extention) và Fibonacci dự phóng (Projection) cũng có thể được sử dụng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tìm năng nhưng ở đây chúng ta sẽ không đi sâu hơn.
Cách tìm vùng hỗ trợ và kháng cự với VPA
Phương pháp VPA (Volume Price Analysis) là một phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch và hành vi của giá cả. Trong VPA có một phần nói về Volume Profile (Xác định khối lượng tại giá), đây là một công cụ mạnh mẽ hỗ trợ chúng ta xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tìm năng.
Nhận biết Volume Profile: Volume Profle gồm 2 giá trị quan trọng là POC (Point of control) điểm kiểm soát, tức là nơi giá có khối lượng giao dịch nhiều nhất. Và Value area (Balance) vùng giá trị là vùng mà tổng khối lượng giao dịch chiếm một phần trăm nhất định của tổng khối lượng giao dịch được thống kê trong một khoảng thời gian nhất định.
Chúng ta sẽ sử dụng công cụ Volume Profile Fixed Range để tìm các vùng giá trị, xu hướng chính để từ đó tìm ra các vùng có sự định hỗ trợ và kháng cự
Xác định nhận hỗ trợ và kháng cự chung:
Đầu tiên chúng ta cần xét trên một xu hướng trước đó có sẵn, ở đây là một xu hướng tăng giá, xét trong giai đoạn từ đáy tới đỉnh ta sẽ thấy được các vùng hỗ trợ và kháng cự tìm năng.
Đối với một xu hướng tăng chúng chúng ta có thể nhìn thấy các cụm giao dịch với khối lượng giao dịch lớn có thể là nơi trở thành các vùng hỗ trợ tìm năng, vùng Balance chính là vùng giá bị mắc kẹt với đồng thời khu vực này có khối lượng giao dịch lớn nhất.
- Nhìn vào mô hình bên trên bạn có thể nhìn thấy Vùng kháng cự: Sau khi đã hình thành vùng kháng cự phía trên, giá trở về vùng Balance để tích luỹ động lượng và tiếp tục di chuyển lên nhưng khi gặp vùng kháng cự thì tiếp tục đổi chiều, việc liên tục giá chạm vùng kháng cự cho thấy vùng này càng chắc chắn
- Nhìn vào mô hình ta lại nhìn thấy Vùng hỗ trợ: Khi giá tiếp tục giảm, khi giảm đến các vùng hỗ trợ thì có xu hướng bật trở lên, đó là các vùng mà trước đó mà giá đã vượt qua và có khối lượng giao dịch tương đối lớn.
Dùng volume (Khối lượng giao dịch) để xác nhận vùng hỗ trợ và kháng cự:
Quan sát khối lượng giao dịch trong quá trình tiến hành Phá vỡ của mức hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Nếu khối lượng giao dịch tăng đột biến, điều này thể hiện sự mạnh mẽ của xu hướng giá mới, đồng thề thể hiện vùng kháng cự và hỗ trợ trước đó.
- Nếu khối lượng giao dịch giảm hoặc duy trì ở mức thấp, điều này có thể cho thấy mức hỗ trợ hoặc kháng cự không được xác nhận và có thể dẫn đến một đảo chiều tiềm năng.
Tài liệu tham khảo
- Naked Forex – Phương pháp Price Action Tinh gọn
- Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống
- Phân tích mẫu hình biễu đồ – Những Bí Quyết Giao Dịch Siêu Hạng của DAN ZANGER
- Mô Hình Biểu Đồ – Phương pháp Hiệu quả để Tìm kiếm Lợi nhuận
- Phương pháp VPA – Kỹ thuật nhận diện Dòng Tiền Thông Minh
FAQ
- Các mức hỗ trợ và kháng cự nhỏ có thể làm cho xu hướng đang diễn ra tạm dừng có thể tiếp tục sau một khoản thời gian tích luỹ
- Các mức hỗ trợ và kháng cự lớn có thể làm đảo chiều, thậm chí đảo chiều xu hướng ngay lập tức mà không cần chờ đợi các tín hiệu khác
Để xác định hỗ trợ va kháng cự thì chúng ta cần phải dùng dữ liệu của quá khứ để xác định tương lai, bởi vì giá có tính hành vi lặp đi lặp lại vì nó phản ánh tâm lý hành vi giao dịch của nhà giao dịch.
5-15-30-4h-1 ngày… càng dài càng có giá trị, tuỳ thuộc cách giao dịch theo thời gian nào. Nhưng lưu ý rằng, kháng cự và hỗ trợ ở khung thời gian dài sẽ bền vững hơn so với khung thời gian ngắn
Đây được xem là các mức giá tâm lý mà thị trường tạo ra. Ví dụ với Bitcoin hiện tại thì mức giá tâm lý đang xoay quanh các vùng 25000, 30000
Đối với những người mới bắt đầu thì việc kết hợp có thể làm rối và hạn chế các phán đoán, nhưng khi đã quen thì việc kết hợp là điều tốt nhưng cần phải hiểu rõ từng phương pháp
Khi lòng tham và nổi sợ cực kỳ mạnh mẽ kết hợp các lệnh có khối lượng lớn và nhiều ở một trong bên mua hoặc bên bán, một bên sẽ bỏ cuộc và một bên sẽ tiến lên mạnh mẽ
Ở đây tuỳ thuộc vào chiến lược giao dịch, có người thích giao dịch ở những vùng giá hỗ trợ và kháng cự, có người thích giao dịch ở các thời điểm giá Phá vỡ, có người thích giao dịch khi có lượng giao dịch lớn. Nến khó có thể xác định cụ thể việc này. Tuỳ thuộc vào chúng ta hợp với chiến thuật nào, phương pháp nào.
Hiện tại ngoài 4 cách được chia sẽ ở trên thì còn nhiều cách để tìm ra các vùng hỗ trợ và kháng cự. Có thể kể đến các cách khác như
- Xác định kháng cự và hỗ trợ theo mẫu hình biểu đồ
- Xác định kháng cự và hỗ trợ theo các tín hiệu MACD, RSI, OBV….
Comments (No)