Phương pháp giao dịch SMC: Cách Hiểu và Áp dụng cơ bản (P1)

Nếu bạn đang bắt đầu trong thế giới giao dịch Crypto, thì đây là một chiến lược tuyệt vời để tiếp cận thị trường – đó là phương pháp giao dịch SMC (Smart Money Concept). Đây là một cách hiệu quả để bạn có thể tăng cơ hội thành công trong việc giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật.

Chiến lược giao dịch SMC tập trung vào việc tìm hiểu và theo dõi hành vi của những nhà đầu tư thông minh có nhiều tiền đang tham gia giao dịch trên thị trường. Thường khi chúng ta có nhiều tiền thì luôn biết trước những điều gì đó, và đây cũng là lý do vì sao SMC có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch thông minh.

SMC tập trung vào ba khía cạnh quan trọng:

  • Phân tích khối lượng và lệnh giao dịch lớn
  • Phân tích đồ thị (chart) và dấu hiệu kỹ thuật
  • Phân tích tin tức và sự kiện

Để từ đó có thể phân tích đánh giá và Lần theo dấu chân của họ để giao dịch cùng với họ và tìm được các lợi nhuận gián tiếp từ họ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thị trường Crypto vô cùng biến động và việc áp dụng SMC vào Crypto là vô cùng mới mẽ. Nếu nắm bắt được kỹ thuật SMC này cộng thêm việc quản lý rủi ro tốt sớm hay muộn bạn sẽ có trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp và giàu có.

Các khái niệm về phương pháp giao dịch SMC

Order Block (OB)

Thường được tạo ra bởi các nhà giao dịch lớn hoặc các tổ chức tài chính, đặt các lệnh mua hoặc bán với khối lượng lớn. Khi các lệnh này được kích hoạt, chúng có thể tạo ra sự di chuyển mạnh mẽ của giá theo một hướng nhất định, thậm chí nó có thể làm thay đổi cả xu hướng chính.

Order Block (OB) chính là dấu vết của một cá mập để lại khi tham gia giao dịch, vì vậy đây được xem như một phương pháp xác định dấu vết cá mập để có thể giao dịch cùng với họ.

phương pháp giao dịch SMC -phần order bock

Mô hình: Xác định khối Order Block

Order block được xác định như sau:

  • Khi thị trường tăng giá: Là cây nến giảm giá cuối cùng trước khi có một đợt tăng giá mạnh
  • Khi thị trường giảm giá: Là vây nến tăng cuối cùng trước khi có một đợt giảm giá mạnh

Một khối OB tiêu chuẩn:

Khối order block trong giao dịch SMC

Mô hình: Xác định Khối OB tiêu chuẩn

Để có một khối OB hợp lệ thì chúng ta cần điều kiện là phá vỡ cấu trúc trước đó, được gọi là BOS (Break of Structure), tức là khối OB sẽ phá đỉnh trước đó của nó thì nó được xem là một khối OB hợp lệ. Nếu đường giá không thể phá được đỉnh trước đó thì khối OB được xem là KHÔNG hợp lệ.

Vùng mất cân bằng (Imbalance / FVG)

Vì nhu cầu khối lượng giao dịch khá lớn nên khi cá mập giao dịch họ sẽ tạo ra một vùng mất cân bằng gọi là (Imbalance) hoặc FVG (Fair Value Gap). Nghĩa là khi cá mập tham gia vào lệnh với khối lượng lớn mà trên thị trường không đủ đáp ứng thì giá sẽ tăng lên hoặc giảm xuống để tìm thanh khoản cho nhu cầu giao dịch. Các vùng giá bị mất cân bằng này chỉ có đúng một bên mua hoặc một bên bán kiểm soát thị trường trong một giai đoạn nhất định.

order block là gì trong SMC

Mô tả: xác định vùng mất cân bằng

Vùng mất cân bằng được xác định bằng cách: Trong một giai đoạn giá di chuyển mất cân bằng tính từ bóng trên của Order Block đến bóng dưới của một cây nến có sự của một bên giao dịch ngược lại.

Vùng mất cân bằng này thường được tạo ra bởi các cá mập có khối lượng giao dịch lớn, khi nó tạo ra sự mất cân bằng thì nó sẽ làm thị trường không thể hợp nhất, vì thì trường cần sự cân bằng cả bên mua và bên bán, chính vì vậy một khi vùng mất cân bằng xuất hiện thì nó cần phải có sự điều chỉnh về vùng này để giảm bớt sự mất cân bằng của thị trường, giúp thị trường dần cân bằng trở lại.

Chính vì vậy một OB có vùng mất cân bằng (Imbanlance) sẽ là một OB uy tín và chất lượng, lúc này chính xác là dấu chân của cá mập Xịn Xò để lại.

ChOch và Bos

Khác biệt giữa choch và bos trong smc trading

Mô hình: Khác biệt giữa choch và bos

  • Change Of Charactor (ChOCh) là một khái niệm thể hiện một sự thay đổi, phá vỡ đảo chiều của một xu hướng. ChOch thường xuất hiện ở các vùng đảo chiều xu hướng.

ChOch khác biệt với BOS một chút,

  • Break of Structure (BOS) thể hiện sự phá vỡ cấu trúc những biểu thị cho xu hướng chính vẫn tiếp tục, còn ChoCh thì biểu thị cho một xu hướng kết thúc và sự đảo chiều.

Chúng ta cần nhận diện rõ ràng BOS va CHOCH để có thể giao dịch theo đúng xu hướng vì nếu nhận diện sai có thể trả giá cho những giao dịch đã tham gia. Câu thần chú quan trọng “BOSS đang đi thì gặp CHÓ nên quay đầu

Cấu trúc thị trường (Market Structure)

tìm hiểu cấu trúc thị trường với smc trading

Mô hình: Cấu trúc thị trường

Trên thị trường giao dịch luôn tồn tại sự lặp đi lặp lại, nó biểu thị cho tâm lý giao dịch của nhà đầu tư, lúc thì hưng phấn, lúc thì hoảng sợ lúc thì bình tĩnh dẫn đến các chiến lược giao dịch luôn có những chu kì được lặp đi lặp lại. Để nhận định chúng ta đang ở đâu thì có thể xét theo hệ quy chiếu bên dưới.

Theo SMC thì trường chia làm 3 cấu trúc chính:

  • Major Structure: Cấu trúc chính (Đây sẽ là xu hướng chính và sẽ được xác định theo khung thời gian lớn hơn)
  • Sub Structure: Ngược chiều với con sóng chính (Đây sẽ là những con sóng điều chỉnh sau khi đã có những đợt tăng giá )
  • Minor Structure: Cùng chiều với con sóng chính (Đây sẽ là những con sóng tiếp diễn cho con sóng chính, tiếp tục )

Khi giao dịch thì cấu trúc thị trường là quan trọng nhất, chính vì vậy chúng ta cần xác định rõ thị trường đang trong giai đoạn nào,để có được những chiến lược hiệu quả khi vào lệnh.

Xác định cấu trúc thị trường

Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp giao dịch SMC

Mô hình: Các dạng cấu trúc thị trường

Định nghĩa một cấu trúc giảm hoặc một cấu trúc đang trong xu hướng tăng, xác định theo một khung thời gian nhất định.

Thông thường một cấu trúc thị trường mang tính chất lặp lại và lòng vào nhau, một cấu trúc lớn sẽ lòng một cấu trúc nhỏ tương bị bên trong. Chính vì vậy chúng ta thường xác định cấu trúc lớn để biết được cấu trúc nhỏ bên trong để từ đó có thể giao dịch một cách hợp lý, thuận chiều với xu hướng trong cấu trúc chính.

Để biết một cấu trúc có đúng xu hướng thì chúng ta nhìn vào một cấu trúc hiện tại để xác định các điểm:

Trong thị trường có xu hướng tăng giá:

  • Higher high (HH)
  • Higher low (HL)

Trong thị trường có xu hướng giảm giá:

  • Lower high (LH)
  • Lower low(LL)

Trong thị trường có xu hướng đi ngang:

  • Equal high (EH hoặc EQH)
  • Equal lows (EL hoặc EQL)

Vùng cung cầu (Supply and demand zones)

Vùng cung và vùng cầu trong giao dịch smc

Mô hình: Vùng cung và vùng cầu

Cung cầu có mặt ở khắp mọi nơi, khi có một hành động bán thì sẽ có một hành động mua đối ứng, việc này sẽ giúp cho thị trường cân bằng. Tuy nhiên khi một bên mất cân bằng tức là chỉ có bên mua mà không có bên bán và ngược lại thì đó là lúc thị trường mất cân bằng và giá sẽ chạy theo hướng bên nào mạnh hơn.

  • Demand Zones: Vùng mà lực cầu mạnh, nơi này nhiều người sẽ giao dịch mua vào và mong chờ giá tăng lên
  • Supply Zones: Vùng có lực cung mạnh, nơi này sẽ có nhiều người giao dịch bán ra và mong chờ giá giảm xuống

Những vùng này thường thường chứa các Order Block, đồng thời vùng này có độ rộng hơn so với Order Block. Và thường được gọi là vùng POI’s (Point of Interests).

Việc xác định các vùng cung và vùng cầu nhằm giúp chúng ta vào lệnh ở các vùng này hoặc tìm kiếm một cơ hội vào lệnh khi giá trở lại kiểm tra vùng này một lần nữa. Trong SMC thì có thêm một cái niệm là Refine tức là xác định lại một lần nữa để tìm ra khối OB với giá mà các cá mập để lại bên trong vùng cung và vùng cầu, việc này nhằm tối ưu các mức giá để đặt các lệnh phù hợp và chuẩn hơn.

Premium / Discount

khung thời gian với SMC trading

Mô hình:Vùng mua và vùng bán

Trong SMC phần cung cầu chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một phần gọi là là các vùng mua và vùng bán, cách sử dụng được dựa theo cách hoạt động của tín hiệu fibonanci có thêm một chút tinh chỉnh.

  • Vùng Premium: là vùng có thể bán, tức bán ở giá cao
  • Vùng Discount: là vùng có thể mua, tức có thể mua ở giá thấp
  • Vùng Equilibrium: Là vùng cân bằng, cũng có thể mua và cũng có thể bán

Việc có các vùng này giúp cho các bên giao dịch có thể lựa chọn giao dịch với giá tốt, tối ưu hoá được lợi nhuận.

Vùng thanh khoản (Liquidity)

Học giao dịch phương pháp SMC với thanh khoản

Mô hình: Các vùng thanh khoản cơ bản

Hiểu đơn giản đây là vùng mà các “trader đặt các lệnh dừng lỗ (Stop Loss)” Nơi nào có nhiều trader đặt càng nhiều lệnh dừng lỗ thì nơi đó có nhiều thanh khoản.

Vậy các các trader thường đặt Stop Loss thường dựa vào các vùng kháng cự và hỗ trợ, các mô hình đảo chiều có xác suất cao sẽ là các vùng có nhiều thanh khoản. Biết được cách thức này các cá mập sẽ tìm cách quét thanh khoản của các trader.

Việc quét thanh khoản sẽ giúp cho giá di chuyển theo xu hướng sẽ được đi xa hơn, đồng thời loại bỏ các nhà giao dịch nhỏ cũng như giúp cá mập tối ưu được lợi nhuận.

Thanh khoản chính là một yếu tố đặc sắc trong phương pháp giao dịch SMC. Nó làm thay đổi gốc nhìn hoàn toàn khi chúng ta giao dịch theo các chỉ báo cũ, hoặc các phương pháp đã lỗi thời.

Khung thời gian (Muiltiple Timeframe)

kỹ thuật giao dịch SMC trading với đa khung thời gian

Mô hình: timeframe

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ là khi giao dịch ở các khung thời gian khác nhau thì khung thời gian lớn sẽ ảnh hưởng đến khung thời gian nhỏ hơn, đồng thời chúng ta cần lưu ý về cấu trúc của thị trường, khi giao dịch cần xác định được xu hướng chính của khung lớn để khi giao dịch ta sẽ giao dịch thuận theo xu hướng chính. Như vậy chúng ta sẽ tránh được các trường hợp đánh ngược xu hướng.

Khi giao dịch thường chúng ta sẽ lựa chọn khung thời gian theo quy tắc 1-2-3

Trade Swing

  • Nếu trade khung M -> Khung vào lệnh D1 hoặc 4H
  • Nếu trade khung W -> Khung vào lệnh 4H hoặc 1H
  • Nếu trade khung D1 -> Khung vào lệnh 1H hoặc M30

Trade Intraday

  • Nếu trade khung 4H -> vào lệnh M30 hoặc M15
  • Nếu trade khung 1H -> khung vào lệnh M15 hoặc M5
  • Nếu trade khung M15 -> khung vào lệnh M1 hoặc 30s

Chiến lược giao dịch SMC là như thế nào?

Sau khi đọc qua một mớ lý thuyết khô khan bên trên, admin sẽ tóm tắt lại quy trình của phương pháp SMC đơn giản nhất để người mới bắt đầu tìm hiểu có thể dễ dàng áp dụng vào thực chiến giao dịch:

  • Bước 1: Xác định xu hướng chính

Ở đây chúng ta sẽ dùng các khung thời gian để xác định giao dịch, sau đó xác định cấu trúc thị trường hiện tại với BOS, CHOCH

  • Bước 2: Tìm các vùng cung và vùng cầu

Sau khi đã xác định được xu hướng thì ta tìm các vùng cung và vùng cầu đồng thời refine lại bằng cách vào các khung thời gian nhỏ hơn để tìm ra khối OB chất lượng

  • Bước 3: Định nghĩa một khối OB chất lượng

Đã có khối OB thì ta tìm thêm các vùng mất cân bằng, đồng thời tìm thêm thị trường hiện tại đã bị lấy thanh khoản hay chưa? để từ đó có cơ sở vào lệnh

  • Bước 4: Cách thức vào lệnh

Với SMC thì có 2 cách đặt lệnh là (Risk entry và comfirmation entry), tuy nhiên chúng ta sẽ dùng khi thực chiến và lúc đó chúng ta sẽ nói rõ hơn. Vậy khi vào lệnh là lúc giá chạm vào vùng OB mà ta đã xác định trước đó.

Lời khuyên cho những bạn mới tìm hiểu về chiến lược giao dịch SMC chính là hiểu rõ các khái niệm, hiểu thật cặn kẽ và sâu sắc, hãy tìm hiểu thêm theo từng chủ để cụ thể từ các chia sẽ trên mạng, thu thập các gốc nhìn của những người chia sẽ để từ đó có một gốc nhìn riêng biệt phương pháp SMC.

Vì nội dung khá dài nên chúng ta sẽ tiếp tục với các mô hình SMC và cách thực hành ở phần tiếp theo.

Comments (No)

Leave a Reply