Bước vào thế giới của Price Action – một phép màu huyền bí và tiềm năng vô hạn. Đây sẽ là một công cụ giao dịch đầy kích thích, giúp người mới bắt đầu khám phá sâu hơn hành vi của thị trường giao dịch dựa trên tấm bản đồ biểu đồ.
Price Action là một công cụ tuyệt vời cho những tâm hồn thách thức và tò mò, những người tìm kiếm sự tự do trong việc giao dịch tài chính. Hãy cùng nhau bước vào thế giới này, mở rộng giới hạn và khám phá những tiềm năng vô hạn của Price Action – bước ngoặt quan trọng trên con đường trở thành một nhà giao dịch thành công.
Price Action là gì?
Price Action (Hành vi giá) là một phương pháp phân tích kỹ thuật thị trường mạnh mẽ và độc lập, không phụ thuộc vào các chỉ báo kỹ thuật khác. Bằng cách quan sát biểu đồ giá và các mô hình hình thành, Các trader có khả năng nhận biết xu hướng, tìm điểm vào và thoát lệnh cực kỳ nhanh chóng với độ chính xác cao. Hành động của giá phản ánh tâm lý và sự tương tác giữa người mua và người bán trên thị trường, từ đó giúp các trader nắm bắt cơ hội tiềm năng.
Việc sử dụng các thanh nến đồng thời kết hợp các mô hình giá giúp cho việc phân tích giá được tập trung hơn, tránh bị nhiễu tín hiệu. Giúp người giao dịch hiểu rõ hơn về sự Cung-Cầu để từ đó có thể xây dựng một cái nhìn tổng quan về thị trường, trước khi quyết định giao dịch.
Với mục tiêu tìm kiếm cách thức phân tích giao dịch đơn giản mà hiệu quả, Price Action là một công cụ hữu ích cho cả nhà giao dịch mới và nhà giao dịch có kinh nghiệm. Hãy khám phá Price Action và trải nghiệm sức mạnh của việc thấu hiểu hành vi giá.
Bộ khái niệm nền tảng về hành vi giá
Để hiểu hơn về hành vi giá chúng ta cần tìm hiểu một số nguyên tắc nhằm đảm bảo việc sử dụng đúng Price Action. Đây là toàn bộ khái niệm dùng để phân tích thị trường, đánh giá sơ bộ của một chu kì giao dịch. Việc sử dụng bộ quy tắc này sẽ giúp các trader có cái nhìn tổng quan và rõ ràng trước khi thực chiến.
Áp lực kép
Để giá tiếp tục một xu hướng thì chúng ta cần sự trợ giúp của cả 2 phe mua và bán trên thị trường. Nếu bạn muốn mua lên mà chờ đợi lực mua mạnh và quyết liệt từ PHE BÒ (Lượng người mua) thì chưa đủ. Chúng ta cần cả PHE GẤU (lượng người bán) thoát các vị thế bán hoặc phe bán phải chuyển vị thế từ bán mua mua.
Khi cả phe mua và phe bán đều tạo áp lực đồng thời lên thị trường với khối lượng giao dịch đủ lớn thì tình huống đó gọi là ÁP LỰC KÉP (double – pressure)
Trong thị trường khi các áp lực (Cung-Cầu) được hợp nhất, đúng thời điểm, đó là lúc giá sẽ bức phá theo bên quyết liệt và cứng cáp nhất, thời điểm đó chính là sự khởi đầu mà các trader rất tinh tế mới nhận ra. Đó là một kỹ thuật giao dịch phá vỡ thường được gọi chung là các điểm “Breakout”.
Hỗ trợ và kháng cự
Khái niệm hỗ trợ và kháng cự là cội nguồn của phân tích kỹ thuật. Thuật ngữ này sẽ đi với nhà giao dịch mãi mãi vì nó luôn tồn tại trong bất cứ biểu đồ, mô hình giao dịch nào. Ý tưởng của nó Trong hành vi giá chính là các vùng giá chạm bật liên tục, có phản ứng mạnh với các vùng giá này.
Các vùng hỗ trợ và kháng cự cung cấp cho trader những vùng giá trị, có thể giúp chúng ta vào lệnh hoặc chốt lời một cách hiệu quả. Đồng thời nó càng mang đến cho chúng ta về phe đang thắng thế trên biểu đồ từ đó giúp ta chọn theo hướng giao dịch tốt hơn.
Ở công cụ hỗ trợ và kháng cự có một yếu tố chính là một vùng có thể trở thành kháng cự và cũng có thể trở thành hỗ trợ, đó là lúc giá đâm xuyên qua các vùng này và chúng sẽ chuyển giao quyền lực cho nhau. Đó là sự hợp nhất và là yếu tố chủ đạo mà Hỗ trợ – Kháng cự mang lại.
Phá vỡ giả và phá vỡ thực
“Phá vỡ giả“là một tình huống khi giá tạm thời vượt qua một mức giá quan trọng (hỗ trợ hoặc kháng cự) và tạo ra sự giao dịch quyết liệt ban đầu đánh lừa người giao dịch rằng xu hướng mới đã hình thành. Tuy nhiên, sau đó, giá quay đầu và không duy trì được sự phá vỡ trước đó, và trở lại diễn biến theo xu hướng cũ hoặc tiếp tục trong phạm vi mà nó chưa thể phá vỡ.
Bản chất của các phá vỡ giả chính là một lượng nhà giao dịch lựa chọn giao dịch ngược xu hướng, giao dịch trên những chiếc bẫy họ đặt ra hoặc họ cảm thấy được những cú phá vỡ đó sẽ thất bại và quyết định hỗ trợ ngăn cản những cú phá vỡ đó.
“Phá vỡ thực” chính là những cú breakout chất lượng ra khỏi các vùng đã bị ngăn cản quá lâu, những cú phá vỡ thực được tích luỹ động lượng cũng như được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi phe giao dịch theo xu hướng mà ở đó các trader đối lập không đủ khả năng ngăn cản.
Cuối cùng của các loại phá vỡ sẽ giúp các trader có thể xác định được bản chất của những CÚ PHÁ VỠ (Breakout).
Đỉnh giả, đáy giả
“Đỉnh giả” xảy ra khi giá tăng mạnh đột ngột và tạo ra một mức đỉnh mới so với đỉnh trước đó, sự gia tăng đột ngột mà không có sự tích luỹ động lượng dẫn đến giá tăng cao hơn so với đỉnh trước đó trong một thời gian ngắn và bị điều chỉnh đột ngột về lại khu vực hỗ trợ hoặc như chưa có một đợt tăng phá vỡ nào, làm cho xu hướng tăng bị chững lại.
“Đáy giả” xảy ra khi giá cũng giảm mạnh đột ngột và tạo ra một mức đáy mới so với đáy cũ trước đó, sự giảm giá đột ngột mà không có một sự tích luỹ nào dẫn đến giá được kéo ngược lại mức hỗ trợ thậm chí tăng cao hơn như chưa có một sự phá vỡ nào làm cho xu hướng giảm bị chững lại.
Đỉnh giả và đáy giả nếu nằm ở các vị trí liên quan đến tích luỹ động lượng, hoặc ở các vùng có sự hỗ trợ và kháng cự mạnh có thể là một tín hiệu quan trọng báo hiệu khả năng có một áp lực kép từ đó dẫn đến những cú phá vỡ thật sự. Hoặc hơn nữa đó là một tín hiệu cảnh báo một xu hướng đang tiếp diễn có thể chuẩn bị thay đổi theo hướng ngược lại.
Sự đảo chiều con sóng kéo ngược
Về cơ bản sự đảo chiều của con sóng kéo ngược chính là các con sóng điều chỉnh di chuyển ngược lại với xu hướng chủ đạo. Một con sóng nào đó khi đạt được mức giá giới hạn thì nó cần phải điểu chỉnh. Việc điều chỉnh này là yếu tố cần thiết cho một sự tiếp diễn hoặc một quá trình chuyển giao xu hướng.
Đây là một chiến lược giao dịch trong price action với 2 cách tiếp cận cơ bản:
- Cách tiếp cận phổ biến: Đo chiều dài con sóng trước đó và kéo hồi quy theo số phần trăm của con sóng đó, mức hồi quy có thể là 40~60%. Thông thường chúng ta sẽ dùng đến chi báo Fibonanci để phân tích rõ hơn.
- Cách tiếp cận ít phổ biến: Đây là cách thận trọng hợn chính là không giao dịch khi giá hồi quy, mà là quan sát tại các điểm mà con sóng kéo ngược đang như thế nào, để từ đó đưa ra những chiến lược tiếp theo, tức vẫn giao dịch nhưng có sự lựa chọn hợp lý hơn với việc kết hợp thêm các tín hiệu bổ sung.
Lưu ý: “Kéo ngược” “Điều chỉnh” “Hồi quy” là như nhau nhé!
Cú chạm lại trần giá
Chạm lại trần chính là điểm đích của những con sóng kéo ngược, nơi có những hiệu ứng giá hoạt động tích cực có thể là nơi chiến đấu của cả 2 (người mua và người bán). Thường điểm chạm lại trần sẽ trùng với các mức hỗ trợ và kháng cự của một vùng giá trong một khung thời gian nhất định.
Việc sử dụng mức trần như một phương pháp giao dịch của Price Action kết hợp với các mức phá vỡ mồi tạo ra một tín hiệu đánh giá xu hướng trong tương lai, nếu giá chạm lại vùng mức trần thì chiến lược mua vào hoặc bán ra có thể được kích hoạt.
Để xác mức trần chúng ta có thể nhìn hình và theo mô tả sau:
- Điểm 1-2-4 tạo thành một hình giống mái vòm, những con sóng phía trong mái vòm, có các vùng tích luỹ động lượng tại vùng 3 tạo thành một mức trần hỗ trợ cho mái vòm. Mức trần sẽ phụ thuộc vào vùng tích luỹ có thể nằm ở đầu vòm, giữa vòm thậm chí cuối vòm, thường các vùng tích luỹ này sẽ có liên quan mật thiết với các mức hỗ trợ và kháng cự. Những cú Breakout (phá vỡ giả) là là điểm giúp ta có thể vẽ và xác vòm.
Hiệu ứng vùng số tròn
Để kết thúc chuỗi các nguyên tắc cốt lõi của hành vi giá (Price Action) thì hiệu ứng số tròn được xem như một tín hiệu hỗ trợ, bổ sung cho những nguyên tắc còn lại, giúp cũng cố các vùng neo giá mà giá có thể chạm đến.
Hiệu ứng số tròn được xem như một lục hút cho các cơn sóng đến với bờ, nơi những điểm dừng chân hợp lý cho một xu hướng cụ thể. Những hiệu ứng này sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm các lựa chọn khi đánh giá điểm vào lệnh và ra lệnh hoặc chờ đợi một sự an toàn.
Ví dụ về thị trường Crypto và xét đến cặp tiền tệ:
- Bitcoin (BTC/USDT) thì hiệu ứng số tròn có thể là 28.000 29.000
- Ethereum (ETH/USDT) là 1.500 1.600
- Binance (BNB/USDT) là 300 400
Tóm tắt
Để có thể giao dịch thực chiến với Price Action một cách điêu luyện thì không thể dễ dàng. Việc khó chính là thẩm thấu được một mớ nội dung lý thuyết bên trên, sau đó là tìm hiểu các thành phần có liên quan như nến nhật, mô hình, nơi giao dịch, cách thức phân tích và rất là nhiều công cụ khác.
Việc bắt đầu với Price Action tuy khó khăn nhưng nếu bạn cố gắng từng bước thì sau một quá trình thì có thể bạn sẽ nắm rõ căn bản hành vi giá của thị trường mà bạn đang giao dịch. Đương nhiên Price Action không phải à chén thánh, nó chỉ là một công cụ hỗ trợ chúng ta giao dịch được tốt hơn. Vì vậy đừng quá mong đợi điều kỳ diệu mà hãy tự tạo cho mình sự kỳ diệu đó.
Đáng lẽ nội dung sẽ được xuyên suốt với những chủ đề hấp dẫn tiếp theo nhưng vì bài viết đã quá dài nên hẹn các bạn trong những phần khác theo về Phương pháp Price Action.
Ưu và nhược điểm
Việc đánh giá ưu và nhược điểm của một phương pháp Price Action chủ yếu dựa trên gốc nhìn cá nhân:
Tài liệu tham khảo
Hiện tại có 2 cuốn sách khá hay về Price Action (hành vi giá) bạn có thể tham khảo:
- Naked Forex – Phương pháp Price Action Tinh gọn
- Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính (Understanding Price Action)
- Mô Hình Biểu Đồ – Phương pháp Hiệu quả để Tìm kiếm Lợi nhuận
Comments (No)